Nhà liền kề là gì? Có nên mua nhà liền kề hay không? Có nên xây nhà liền kề hay không? Lợi ích của việc xây nhà liên kế là gì? Với những người đang có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc có nhu cầu mua bất động sản thì chắc chắn sẽ có những thắc mắc như trên.

Nhà liền kề (hay nhà liên kế) là loại nhà được xây dựng kế tiếp nhau trong một vị trí đắc địa như gần trục đường phố, trung tâm thương mại, dịch vụ. Thông thường, những ngôi nhà liền kề sẽ có cấu trúc khá giống nhau và dùng chung một hạ tầng, giao thông, điện nước. Diện tích một căn nhà liền kề thường là 5×20 hay 4×25 m2 tùy vào diện tích khu vực đó thì những ngôi nhà này được gọi là những ngôi nhà liền kề.

Người mua có thể sử dụng ngôi nhà với mục đích để sinh sống, địa điểm buôn bán hay làm văn phòng làm việc,…

Một đặc điểm đáng chú ý của những ngôi nhà liền kề đó chính là hệ thống điện nước, cơ sở hạ tầng, giao thông, công việc… thường sử dụng chung đây là một đặc điểm nổi bật để bạn phân biệt nhà liền kề với những dạng nhà khác. Mới nhìn mọi người sẽ thấy ngạc nhiên và trầm trồ với nhiều khu nhà liền kề có thiết kế các ngôi nhà từ màu sắc,thiết kế đến số tầng của các ngôi nhà đều có điểm chung và gần giống nhau tạo ra nét đẹp riêng cho những ngôi nhà liền kề.

– Một đặc điểm nữa có nhà liền kề cần phải nói đến đó chính là những ngôi nhà liền kề thường được xây dựng theo quy hoạch của thành phố nên thường những khu nhà liền kề sẽ được xây dựng gần các trung tâm, những nơi thuận lợi về giao thông đi lại, những lại không nằm trên những trục đường chính chính vì vậy mà những ngôi nhà liền kề sẽ không bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn giao thông đường phố.

Ưu điểm của nhà liền kề

Đầu tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu về ưu điểm của nhà liền kề để thấy được nhà liền kề sẽ là không gian đáng sống mà nhiều người mơ ước.

– Khi sống trong nhà liền kề, mua nhà liền kề thường sẽ được thiết kế trước do các chủ đầu tư đã lên bản thiết kế sẵn, một đặc điểm của nhà liền kề là không gian, mặt tiền của những ngôi nhà liền kề thường được thiết kế giống nhau, được thiết kế rất tinh tế, sang trọng theo một bản vẽ thiết kế sẵn của nhà đầu tư. Đây là những thiết kế được kết hợp giữa cổ điển và hiện đại là cho những ngôi nhà liền kề nổi bật và bắt mắt người qua đường.

– Cơ sở hạ tầng và những tiện ích của những ngôi nhà liền kề cũng được xem là những ưu điểm nổi bất. Những ngôi nhà liền kề thường là những ngôi nhà được xây dựng tại các khu đô thị lớn khép kín và ở đây khi quy hoạch thì các chủ đầu tư thường quy hoạch một cách đồng loạt chính vì vậy mà các tiện ích đi kèm cũng rất được quan tâm đầu tư, hứa hẹn mang đến cho những người dân sống trong khu nhà liền kề một không gian sống tốt nhất.

– Khu nhà liền kề thường là những người có điều kiện về kinh tế, có trình độ dân trí cao và văn minh cao mang một cộng đồng sinh sống hòa đồng văn minh, lịch sự.

– Khu nhà liền kề thường được quy hoạch ở những nơi có không gian sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh, yêu cầu của những người dẫn sống trong khu nhà liền kề rất cao, chính vì vậy mà các nhà đầu tư đã nắm bắt được tâm lý của khách hàng chú trọng đến không gian sống. Bên cạnh những ưu điểm trên thì những nhà đầu tư, thiết kế các khu dự án nhà liền kề cũng rất quan tâm đến không gian riêng tư, không gian sử dụng của chính chủ nhân các ngôi nhà liền kề, đề cao khả năng cách âm nhằm hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng đến những nhà bên cạnh, đồng thời trong quá trình xây dựng luôn ưu tiên ánh sáng, thông thoáng cho không gian sống.

– Với những ngôi nhà liền kề thì chủ nhà có thể vào ở bất kỳ lúc nào. Vì những ngôi nhà liền kề này sẽ hoàn thành trước khi bàn giao thành toán, có thể ở ngày, người mua cũng có thể xem căn hộ tương lai của mình.

– Ưu điểm tiếp theo mà bạn cần phải nói đến đó chính là khi sống trong những ngôi nhà liền kề bạn sẽ được sử dụng nhiều dịch vụ mà bạn tổ chức, quản lý dãy nhà liền kề chuẩn bị để phục vụ người dân trong dãy nhà liền kề, chính vì vậy mà nhiều dịch vụ, người dân được tham gia nhiều hoạt động bổ ích.

– Ưu điểm tiếp theo là những căn nhà liền kề cũng có sổ đỏ chính chủ riêng, bạn có thể dùng sổ đỏ để dùng làm một loại tài sản thể chấp hay kinh doanh.

Nhược điểm của nhà liền kề

Như phân tích ở trên chúng ta thấy được nhà liền kề có rất nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì nhà liền kề cũng có những nhược điểm mà khiến người mua nhà phân vân, nội dung bên dưới là những nhược điểm mà nhà liền kề có được bạn có thể tham khảo để so sánh và đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân và gia đình để có được những không gian lý tưởng nhất.

– Nhà liền kề xây dựng theo thiết kế sẵn của chủ đầu tư nền sẽ có một số hàng mục thi công không được như mong muốn của cá nhân, đây có thể nói là nhược điểm lớn của nhà liền kề nhưng đó cũng là một đặc điểm để nhận dạng nhà liền kề.

– Do nhà liền kề là một được xây dựng và thiết kế theo một kế hoạch trước chính vì vậy mà việc sửa chữa hay thiết kế xây dựng lại là điều rất khó, chủ nhà không có quyền thay đổi hệ thống kiến trúc đã xây dựng của nhà liền kề, việc thay đổi là rất khó khăn, cùng với đó là chi phí rất cao. So với chi phí sửa chữa thông thường thì giá chi phí sửa chữa của nhà liền kề sẽ được đội lên rất nhiều, chính vì vậy mà việc thiết kế sửa chữa lại là rất khó.

Nhược điểm nữa mà nhà liền kề gặp phải đó chính là chủ nhà không trực tiếp tham gia quá trình xây dựng nên việc kiểm soát chất lượng của ngôi nhà không được đảm bảo.

– Thường thì chi phí của những ngôi nhà liền kề thường có giá rất cao, nguyên nhân là do đã qua tay các chủ đầu tư.

– Việc xây dựng nhà liền kề tại các thành phố lớn đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thường xây dựng trên nền đất mỏng, nền đất sét có độ dày từ 3.5.- 7m nên thường xảy ra hiện tượng rạn nứt, sụt lún đất vài năm sử dụng ảnh hưởng tới chất lượng của ngôi nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trong nhà.

Chình vì vậy mà trước khi xây dựng nhà liền kề các chủ đầu tư, các nhà nghiên cứu và hoạt động cần phải tìm hiểu rõ, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến những ngôi nhà khác, đảm bảo an toàn sau khi hoàn thành…

Gợi ý cách chọn mua nhà liền kề

Mua nhà một một việc lớn chính vì vậy mà trước khi quyết định mua nhà bạn cần phải cân nhắc thật kỹ, dưới đây là một số gợi ý cho việc chọn mua nhà liền kề của bạn, hãy cùng tham khảo để có được những lựa chọn tốt nhất nhé.

-Trước khi chọn mua nhà liền kề bạn nên xem thế đất ở khu đó việc lựa chọn một khu đất đẹp là yếu tố quan trọng đầu tiên bạn cần phải biết tới, bạn nên chọn những khu đất có thế đẹp, giao thông thuận lợi để tiện cho việc đi lại của mình.

Vì sao xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề và biện pháp khắc phục?

Việc xây dựng những ngôi nhà liền kề trong các khu đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phổ biến. Đặc điểm của những vùng này là nằm trong vùng đất địa chất yếu với lớp bề mặt là đất sét có độ dày từ 3,5 – 7m. Việc xây dựng những ngôi nhà cao tầng hầu hết đều nằm trên nền móng khá nông. Sau nhiều năm sử dụng, các hoạt động như phá bỏ hoặc xây dựng lên trên nền móng cũ sẽ làm đất trên bề mặt bị chồi lên hoặc lún xuống. Điều này đã phá vỡ sự cân bằng của nền đất, làm ảnh hưởng tới móng nhà, công trình xây dựng của nhà liền kề.

Những công trình này sẽ xuất hiện dấu hiệu bị rạn nứt, sụt lún, thậm chí là bị nghiêng, ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống của những người trong khu nhà.

Chính vì vậy trước khi thực hiện việc xây dựng nhà liền kề, chủ đầu tư, nhà thầy cần phải tìm hiểu kỹ về luật xây dựng cũng như luật dân sự, đảm bảo cho việc thực hiện đúng, đủ quyền và trách nhiệm trong việc thi công công trình. Mặt khác, việc tìm hiểu kỹ lưỡng luật sẽ giúp bạn không xâm phạm tới lợi ích và quyền của những công trình liền kề.

Chủ đầu tư nên khảo sát công trình liền kề, đất đai trước khi cho khởi công bởi việc lập hồ sơ hiện trạng để có biện pháp xây dựng an toàn cũng như làm bằng chứng cụ thể nếu có phát sinh tranh chấp hoặc kiện tụng xảy ra.

Luật xây dựng nhà ở liền kề

Việc xây dựng nhà ở liền kề đem lại không ít lợi ích cho nhà đầu tư cũng như những người đang có nhu cầu mua bất động sản. Những dãy nhà xây liền kề giúp tiết kiệm được không ít diện tích và đem lại cảnh quan đẹp mắt ngay trong khuôn viên thành phố. Tuy nhiên, việc những ngôi nhà cạnh nhau có thể hoặc không chung các bộ phận cột, móng, tường… Khi có nhu cầu sửa chữa, tôn tạo, thì ít nhiều ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Theo điều 15 nghị định 180/2007/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc xử lý, giải quyết những vi phạm tác động ảnh hưởng tới chất lượng công trình lân cận.

1. Người vi phạm phải những khai công, kiến thiết xây dựng nhà và tiến hành bồi thường thiệt hại cho nhà lân cận nếu xảy ra tình trạng lún, nứt, thấm, dột hoặc có tiềm ẩn nguy cơ làm sụp đổ các khu công trình lân cận.

  • Việc bồi thường sẽ do chủ đầu tư và nhà bị thiệt hại hỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện lên tòa án
  • Khi việc thỏa thuận đã hoàn thành thì công trình sẽ được phép tiếp tục thi công như dự kiến

2. Trong quá trình thi công, công trình xây dựng làm ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông công cộng thị công trình phải ngừng thi công. Chủ đầu tư cũng như nhà thầu phải có biện pháp khắc phục hậu quả. Khi đã có biện pháp giải quyết hậu quả, đảm bảo không làm cản trở giao thông cũng như ảnh hưởng tới môi trường lân cận thì, công trình mới tiếp tục được thực hiện

3. Trong trường hợp chủ đầu tư không tự thực hiện các khoản 1,2 trong điều 15 thì công trình này bắt buộc phải đình chỉ thi công và thực hiện các biện pháp cưỡng chế như khoản 1 điều 12 như sau:

  • Lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
  • Nếu không ngừng thi công thì áp dụng các ,biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước và dịch vụ liên quan tới công trình xây dựng như cấm các phương tiện chuyên chở vật tư, vật liệu… vào công trình xây dựng
  • Cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ, phương án phá dỡ (nếu có)

Ngoài ra, theo điều 605 bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ về việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nhà cửa phải thực hiện bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra. Trong trường hợp người thi công có lỗi thì cũng phải chịu liên đới bồi thường.

Tất cả quy định về việc xây dựng nhà liền kề cũng như biện pháp xử phạt đều được quy định rõ trong bộ Luật Dân sự và Luật thiết kế xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ và nắm vững mọi thông tin trước khi quyết định thi công công trình xây dựng trong khu nhà liền kề.