Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh dài 115km với tổng mức đầu tư gần 21.000 tỷ đồng.
Ngày 10/08, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Mục tiêu của dự án đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, du lịch quốc gia … phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Đồng thời tuyến cao tốc sẽ tạo động lực phát triển kinh tế hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 115 km, trong đó trên địa phận tỉnh Lạng Sơn khoảng 52 km (đi qua huyện Văn Lãng, Tràng Định) và Cao Bằng khoảng 63km (đi qua huyện Thạch An, Quảng Hòa, Hòa An, TP Cao Bằng và huyện Trùng Khánh).
Tuyến nối đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh vào TP Cao Bằng có chiều dài khoảng 15km đi qua các huyện Quảng Hòa, Hòa An, TP Cao Bằng.
Điểm đầu tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng với cửa khẩu Thân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam (tỉnh Lạng Sơn).
Điểm cuối tại nút giao đường vào khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và QL 34 thuộc khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến gần 21 nghìn tỷ đồng được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một khoảng 12.500 tỷ đồng, giai đoạn hai khoảng 8.300 tỷ.
Được biết, giai đoạn một đầu tư khoảng 93 km (từ Km0+00 tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh đến Km93+00 nút giao với QL3 tại lý trình Km307+650 xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa).
Giai đoạn hai (hoàn thiện) đầu tư tiếp khoảng 22km (từ Km 93+00 đến Km115_00 tại cửa khẩu Trà Lĩnh) với quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14m với bốn làn xe.
Giai đoạn một dự kiến thực hiện và hoàn thành từ năm 2020-2024. Giai đoạn hai thực hiện sau năm 2025. Tuyến đường có quy mô 4 làn xe với tốc độ thiết kế 80km/h, đối với đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60km/h.
Về cơ cấu nguồn vốn thu hút đầu tư dự án (giai đoạn 1) gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư phù hợp với quy định. Vốn do nhà đầu tư huy động là hơn 7.500 tỷ đồng.
Nhà nước tham gia trong dự án bằng vốn góp và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư khoảng 5 nghìn tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương là 2.500 tỷ, ngân sách địa phương là 2.500 tỷ).
Dự án được chia thành ba dự án thành phần để thực hiện gồm: Dự án thành phần Văn Lãng – Thạch An dài 58km tổng mức đầu tư khoảng 5,1 nghìn tỷ; dự án Thạch An – Quảng Hòa dài 21,3km tổng mức đầu tư khoảng 2.700 tỷ; dự án Quảng Hòa – TP Cao Bằng dài 13,7km tuyến chính và 15,5 km tuyến nối tổng mức đầu tư hơn 4.600 tỷ.
Nắm được ưu thế đó,Cty cổ phần BIC Việt Nam đã triển khai dự án chung cư Hà Nội Phoenix Tower. Là doanh nghiệp đi đầu về dự án nhà ở chung cư của tỉnh nhà, Phoenix Tower có 280 căn hộ và 14 căn shophouse kinh doanh. Với thiết kế nhà ở kiểu khách sạn, khách hàng hoàn toàn có thể cho thuê kinh doanh căn hộ với khách du lịch. Với vị trí đắc địa nằm ngay trên phố đi bộ Kim Đồng, hứa hẹn đây sẽ là 1 dự án vàng cho các nhà đầu tư biết nắm bắt. Là đối tác chiến lược của Công ty CP BIC Việt Nam, Địa Tín tự hào là đơn vị độc quyền phân phối dự án Hà Nội Phoenix Tower.