Điều kiện được miễn giấy phép xây dựng là gì ? Khi nào phải xin giấy phép xây dựng ? Thủ tục, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để xin giấy phép xây dựng và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động miễn hoặc cấp giấy phép xây dựng sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp:
1. Các công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng ?
Các công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Các công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng ?
Luật sư tư vấn điều kiện miễn giấy phép xây dựng, gọi ngay: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 thì có một số loại Giấy phép xây dựng sau:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình.
Các công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình; Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt. Các chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng:
– Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này, trừ các công trình Bộ Xây dựng cấp phép.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
– Diện tích xây dựng: ……… m2.
– Cốt xây dựng: ……… m
– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
– Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
– Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
– Diện tích xây dựng: ……….m2.
– Cốt xây dựng: …………m
– Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
– Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
– Diện tích xây dựng: ……………..m2.
– Cốt xây dựng: …………..m
– Chiều cao công trình: ……………….m
– Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
– Cấp công trình: ………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
– Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
– Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
– Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
– Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
– Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
– Công trình cần di dời:
– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
– Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
– Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
– Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
– Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
– Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………
– Điện thoại: ………………………………………………………
– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 –
2 –
…… ngày ……tháng ….. năm …… Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) |
3. Sửa chữa công trình bên trong có phải xin Giấy phép xây dựng không?
Luật sư tư vấn:
1. Khi muốn sửa chữa bên trong công trình xây dựng thì có phải xin Giấy phép xây dựng không? Hồ sơ cần thiết để xin Giấy phép gồm những gì và nộp tại đâu?
Theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 thì việc sửa chữa, cải tạo, lắp đặt các thiết bị bên trong công trình hoặc sữa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị là những trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng khi chủ thể sở hữu nhà muốn thực hiện. Như vậy, nếu việc sửa chữa, cải tạo bên trong công trình không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an ninh công trình, không thay đổi kết cấu chịu lực của công trình thì quý khách được miễn Giấy phép xây dựng. Ngược lại với những điều kiện trên thì quý khách phải xin Giấy phép xây dựng.
“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;”
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình được quy định tại Điều 96 Luật xây dựng gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình;
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất;
– Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình đề nghị được cải tạo
Quý khách chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định nêu trên và nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương) và hồ sơ sẽ được giải quyết trong thời gian 15 ngày (căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 102 Luật xây dựng năm 2014).
3. Nếu muốn treo biển hiệu bán hàng thì chiều dài, chiều cao cần đảm bảo như thế nào?
Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định về biển hiệu như sau:
“Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.”
Như vậy, khi treo biển, quý khách có thể treo biển hiệu theo chiều ngang hoặc chiều cao sao cho phù hợp với hình khối của công trình nhưng cần đảm bảo chiều cao đối đa là 02 mét, chiều dài không quá chiều ngang mặt tiền nhà khi treo biển ngang; còn khi treo biển dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét và chiều cao tối đa là 04 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại thành phố Hà Nội thực hiện như thế nào ?
Luật sư trả lời:
Nhà ở riêng lẻ ở đô thị là một trong các đối tượng phải xin cấp giấy phép khi xây dựng. Để quản lý vấn đề này, Luật xây dựng năm 2014 đã hướng dẫn và quy định những nguyên tắc chung khi xin cấp phép nhà ở riêng lẻ, cụ thể:
Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
…7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 12/2018/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2016/QĐ-UBND ban hành quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội hướng dẫn việc xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị, cụ thể như sau:
Điều 2. Nguyên tắc cấp giấy phép xây dựng
1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng đánh giá công trình đủ điều kiện cấp phép xây dựng căn cứ trên ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền tại các văn bản trong hồ sơ. Cơ quan phát hành văn bản phải chịu trách nhiệm về các nội dung thuộc lĩnh vực do mình quản lý, cơ quan cấp giấy phép xây dựng chỉ kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa các văn bản trong hồ sơ, không thẩm định lại tính hợp pháp của các văn bản đó
2. Công trình được cấp phép trên cơ sở đối chiếu với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch phê duyệt (hoặc chấp thuận theo phân cấp) bao gồm: mật độ xây dựng, số tầng, tổng chiều cao, tổng diện tích sàn, khoảng lùi, công năng sử dụng của công.
Quy định về thiết kế xây dựng sẽ phải phù hợp với quy hoạch về kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch phê duyệt và được xác định trên cơ sở ý kiến của cơ quan chuyên môn.
Như vậy, bạn muốn cấp phép xây dựng thêm 1 tầng nữa phải căn cứ vào quy hoạch của ủy ban nhân dân cấp quận và ý kiến của cơ quan xây dựng tại địa bàn.
5. Xây nhà ở nông thôn có phải xin cấp giấy phép xây dựng không ?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2, Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm các công trình sau:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Như vậy thì theo quy định tại điểm k) thì bạn sẽ không phải xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình là nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
6. Xử phạt công trình xây dựng không xin cấp giấy phép xây dựng ?
Luật sư tư vấn:
Các trường hợp phải xin Giấy phép xây dựng
Căn cứ Khoản 1, khoản 2, điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về đối tượng và các loại giấy phép xây dựng như sau:
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Theo căn cứ trên thì anh không nằm trong diện các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Vì vậy do không xin cấp giấy phép xây dựng nên a sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
Về vấn đề xử phạt VPHC khi xây dựng công trình mà không có Giấy phép xây dựng
Khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Theo căn cứ trên thì bạn ở đô thị nên sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình ở đô thị mà không có giấy phép xây dựng theo quy định.