‘Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời’”. Nếu đầu tư đất dài hạn, tài sản nhân 2, nhân 3 hay nhân 5 là chuyện bình thường. Mua miếng đất 1 tỷ, gặp thời giá lên 4-5 tỷ đồng là thực tế đã có rất nhiều…

Đất nền vẫn là phân khúc hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư, đây được xem như là kênh đầu tư an toàn, lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, kênh đầu tư này cũng không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Sự sôi động của phân khúc đất nền sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Một dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy sự tác động của dịch bệnh tới phân khúc đất nền, đó là năm 2020, lượng quan tâm đất nền tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh sụt giảm mạnh so với năm 2019. Cụ thể, nhu cầu mua đất nền Bà Rịa Vũng Tàu quý 1/2020 giảm 19% so với quý 4/2019, con số này tiếp tục giảm gần 10% trong quý 3/2020. Đến tháng 11/2020, nhu cầu mua đất nền tại Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục giảm 3%. Tương tự, tại hai thị trường Long An và Đồng Nai, mức độ quan tâm của nhà đầu tư giảm 1,5 – 4 lần so với năm 2019.

Tuy nhiên, sang quý 2/2021, lượng tin đăng về đất nền trong quý tăng mạnh 35%, lượng người tìm kiếm phân khúc này cũng tăng 11%.

Dù chịu tác động chung của dịch bệnh, nhiều nhận định cho rằng, đất nền sổ đỏ vẫn là kênh thu hút mạnh mẽ dòng tiền của các nhà đầu tư, đây cũng là kênh trú ẩn an toàn có biên độ tăng giá tốt, kênh sinh lời bền vững trong dài hạn.

Tuy nhiên, nhận định về việc đầu tư đất nền sau dịch, nhà đầu tư nên hạn chế dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư đất nền mà chỉ nên dùng vốn nhàn rỗi, có sẵn.

Đồng thời, cần đầu tư vào trung hạn, khoảng 2 – 5 năm và đầu tư dài hạn khoảng 5 – 10 năm. Bây giờ không phải thời điểm để nhà đầu tư “lướt sóng”.

Vậy, đất nền những khu vực nào có tiềm năng?

Bắc Ninh đang gấp rút chuẩn bị hoàn thiện các điều kiện cần và đủ cuối cùng để lên TP trực thuộc trung ương (TW) vào năm 2022. Đây là đòn bẩy khiến thị trường BĐS địa phương này trở nên sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS thời gian tới.

Bất động sản thường chảy về vùng trũng, những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn thị trường quá cô đặc rồi, quỹ đất không còn nhiều, nếu còn thì giá đất đã lên rất cao. Theo vùng trũng, tức là vùng nào giá đất còn thấp thì nơi đó sẽ là nơi có tiềm năng phát triển cao”

Mức tăng giá của đất nền dao động từ 15 – 25% mỗi năm, do đó nếu đầu tư trung hạn 2-3 năm thì tài sản sẽ tăng đáng kể. Đây chỉ nói con số trung bình, sẽ có dự án nhân đôi, nhân ba tài sản; Nếu đầu tư đất dài hạn, tài sản nhân 2, nhân 3 hay nhân 5 là chuyện bình thường. Mua miếng đất 3 tỷ, gặp thời giá lên 4-5 tỷ đồng là thực tế đã có rất nhiều.

“Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời’”, tôi chưa thấy ai mua đất mà lỗ; chỉ có người ta mua lướt sóng thì cắt lỗ ngắn hạn theo kiểu cắt lỗ trong lãi. Chẳng hạn mua miếng đất 5 tỷ đồng nếu bán 5,5 tỷ, lời 500 triệu đồng; nhưng thời điểm dịch thì chỉ bán 5,3 tỷ đồng, tức là cắt lỗ trong lãi; chứ chưa phải đến mức lỗ mà bán 4,5 tỷ đồng”.

 

Dự án BĐS tại Bắc Ninh được đánh giá cao nhất

Dự án Từ Sơn Garden City

♦ Tên thương mại dự án: Từ Sơn Garden City
♦ Chủ đầu tư: Tập đoàn Nam Hồng – CTTV: Công ty TNHH Xây dựng đường 295B
♦ Vị trí: Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
♦ Tổng diện tích: 240ha
♦ Mật độ xây dựng: 26,31%
♦ Giá bán chỉ từ 25tr/m2
♦ Quy mô:
♦ Đất công trình văn hoá TDTT, đất y tế, đất giáo dục, đất công trình thương mại hành chính: 386.650 m2
♦ Đất ở đô thị: Đất xây biệt thự, liền kề, nhà ở xã hội, công trình hỗn hợp: 512.209 m2
♦ Đất công viên cây xanh, quảng trường, công viên mặt nước: 326.462 m2
♦ Đất hạ tầng kỹ thuật (bãi đỗ xe tĩnh và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác): 28.816 m2
♦ Đất giao thông: 642.162 m2
♦ Các loại hình sản phẩm đất ở đô thị tại dự án:
♦ Đất nền liền kề, nhà vườn: 97m2 đến 220 m2
♦ Mặt tiền: 6m – 10m; mật độ xây dựng 80% – 100%; Cao 4T – 6T
♦ Đất nền Biệt thự: 350m2 đến 499 m2
♦ Mặt tiền: 14m – 21m; mật độ xây dựng 60%; Cao: 3T
♦ Đất nền Shophouse: 121m2 đến 191m2
♦ Mặt tiền: 6m – 8m; mật độ xây dựng 80%; Cao: 4T – 6T
♦ Hình thức sỡ hữu: Đã có sổ đỏ từng lô, sở hữu vĩnh viễn

Dự án Kim Đô Policity (Khu đô thị và dịch vụ phí tây thị trấn chờ)

1. Tên dự án: Khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

2. Đơn vị tư vấn thiết kế và xây dựng:

  • Thiết kế QH do Công ty AREP – Pháp thực hiện.
  • Đơn vị thiết kế kiến trúc Cảnh Quan: Công ty cổ phần Kiến Trúc Phong Cảnh Việt Nam (EDEN LANDSCAPE).
  • Đơn vị thiết kế kiến trúc nhà: Công Ty Cp Dịch Vụ Tư Vấn Thiết Kế Ibstac (IB).
  • Đơn vị thi công nhà: Công Ty CP Xây Dựng An Phú Gi

3. Vị trí dự án:

Địa điểm: Xã Yên Phụ và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

  • Phía Bắc giáp quốc lộ 18 mới
  • Phía Đông giáp thị trấn Chờ
  • Phía Tây giáp xã Yên Phụ và xã Hòa Tiến
  • Phía Nam giáp xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

4. Diện tích và quy mô dân số:

  • Diện tích: 246 ha
  • Quy mô dân số: 23.615 người
  • Mật độ đất ở chiếm: 21%, trong đó bao gồm:
    • Mật độ xây dựng nhà ở thấp tầng: 60- 80%
    • Mật độ xây dựng khu nhà ở cao tầng: 30-40%
  • Cây xanh mặt nước: 19%
  • Đất công cộng chiếm: 24%
  • Đất giao thông: 36%

5. Phân khu dự án được chia làm 4 tiểu khu:

  • Tiểu khu 1: 48,7ha
  • Tiểu khu 2: 65,8
  • Tiểu khu 3: 75 ha
  • Tiểu khu 4: 56,8 ha

6. Tổng mức đầu tư hạ tầng: 3.087.992.370.000 VNĐ

7. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

8. Tính chất sản phẩm: là khu chức năng liên vùng của Huyện Yên Phong bao gồm chức năng: Khu ở thấp tầng, cao tầng, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí , tổ chức sự kiện, bệnh viện cấp khu vực, trường học liên cấp, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật.

9. Phân khu chức năng được tổ chức phân thành các khu chức năng chính như sau:

  • Khu chức năng chung cho khu đô thị gồm: khu vực công cộng, văn hoá; trường cấp III, Trường dạy nghề; khu vực trung tâm y tế nghỉ dưỡng; khu công viên, hồ điều hoà phía tây thị trấn
  • Khu ở gồm:
    • Khu công cộng phục vụ cho khu nhà ở: Nhà văn hoá, trạm y tế, trường học liên cấp (mẫu giáo, cấp I, cấp II).
    • Khu nhà ở: Nhà ở liền kề phố, nhà ở liền kề vườn, nhà ở biệt thự, khu nhà ở cao tầng.
    • Khu cây xanh công viên: Công viên, vườn hoa trong nhóm nhà ở.
    • Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác

10. Thời gian và tiến độ thực hiện, dự kiến phân kỳ đầu tư

  • Từ năm 2017 – 2025: Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn bộ dự án khu đô thị, dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ phân khu A.
  • Từ năm 2020 – 2030: Đầu tư xây dựng các công trình thuộc dự án khu đô thị, dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ phân khu A.

Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2021

Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2016 đến nay, Bắc Ninh đã trở thành “thủ phủ công nghiệp” của khu vực miền Bắc với 1.260 dự án FDI, thu hút vốn FDI lên đến 8,2 tỷ USD, chiếm 41,5% lũy kế từ trước đến nay. Hiện có khoảng 55.000 kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và hơn 1.000.000 công nhân kỹ thuật cao, chuyên gia, kỹ sư trong nước đang sinh sống, làm việc tại đây. Kéo theo đó là nhu cầu về nhà ở, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí phát triển nhanh như vũ bão.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, theo giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 53.182 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3%; khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 2,8% (riêng ngành công nghiệp giảm 1,%) và khu vực dịch vụ giảm 4,8%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Mặc dù, tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân giảm tới 1.377 ha so với cùng vụ năm trước, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng mở rộng diện tích cây trồng năng suất, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao, nên năng suất của hầu hết các cây trồng chính đều đạt cao hơn, đã góp phần đưa ngành trồng trọt đạt mức tăng trưởng 1,6%. Trong nuôi trồng thủy sản, tuy diện tích ao đất giảm nhẹ nhưng nhờ đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và nuôi cá lồng trên sông với nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng, nên ngành thủy sản cũng đạt mức tăng trưởng khá (+2,7%). Trong chăn nuôi, tổng đàn lợn tuy đã được phục hồi (+11,2% so với cùng thời điểm năm trước) và chăn nuôi trâu, bò ổn định, chăn nuôi gia cầm đạt mức tăng trưởng 3,5%, nhưng do sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp (-31,2%) so với 6 tháng đầu năm 2019, nên tính chung ngành chăn nuôi vẫn giảm 7,9% và đây là nhân tố chủ yếu kéo  giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản giảm so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp: Là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (70,6%) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên biến động của nó có tác động rất lớn đến tăng trưởng chung. Trong những tháng đầu năm, dịch Covid-19 phát sinh và lây lan ra toàn cầu, nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới, thực hiện cách ly xã hội, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia đầu tiên bùng phát dịch – đã tạm dừng các hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa,… trong thời gian dài đã khiến doanh nghiệp nhiều nước, trong đó có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia khó khăn lớn vì thiếu nguyên liệu sản xuất, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, … trong sản xuất; có không ít doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh cũng bị ảnh hưởng. Tính chung 6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (giá so sánh 2010) ước đạt 464.840 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 khi dịch Covid – 19 đã được kiểm soát và chuyểnsang thực hiện trạng thái mới, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã lấy lại được đà tăngtrưởng cao trong tháng 6, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng tới 35,4% so với tháng 5 và tăng 16% so với tháng 6/2019.

Đối với các ngành dịch vụ, một số ngành sụt giảm sâu do phải tạm ngừng hoạt động khi thực hiện cách ly xã hội để ngăn chặn Covid-19 ở trong nước cũng như giữa các quốc gia, như: Bán lẻ hàng hóa (-15%); doanh thu vận tải kho bãi (-21,6%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (-31,4%); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (-34,4%); nghệ thuật và hoạt động vui chơi giải trí (-7,6%); dịch vụ khác (-24,3%). Mặc dù, các ngành thông tin truyền thông; tài chính, ngân hàng; các ngành hưởng lương từ ngân sách nhà nước vẫn đạt mức tăng trưởng trên 5%, nhưng do tỷ trọng nhỏ nên cũng không bù đắp được mức giảm sâu của các ngành trên. Riêng ngành kinh doanh bất động, với tỷ trọng lớn thứ 2 (chiếm 11,5%) trong khu vực dịch vụ, nhưng chỉ đạt mức tăng 0,7%, nên tác động không đáng kể. Tính chung, các ngành dịch vụ trong 6 tháng đầu năm ước giảm 7%.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm là hoạt động ngoại thương vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 14,9 tỷ USD, tăng 6,7% so với 6 tháng 2019; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 5,1%. Đồng thời, để tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư công đã được đẩy mạnh và ưu tiêngiải ngân các công trình trọng điểm với tổng vốn đầu tư thực hiện 6 tháng ước đạt 2.854,5 tỷ đồng, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nhiều khoản thu ngân sách bịthâm hụt do thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước đạt 14.565 tỷ đồng, đạt 50,9% dự toán năm và chỉ giảm 4,1% so với cùng kỳ, trong khi chi ngân sách được ưu tiên cho các nhiệm vụ chống dịch Covid – 19, hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, với tổng chi ước đạt 9.577 tỷ đồng, đạt 49,4% dự toán và tăng 23,3%.